Từ ngày 1/7/2025, TP. Cần Thơ chính thức hợp nhất toàn bộ địa giới hành chính và dân cư của 3 tỉnh gồm TP. Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, trở thành một đô thị đặc biệt về quy mô và vai trò trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sau sáp nhập, TP. Cần Thơ mới có tổng diện tích tự nhiên hơn 6.360 km², dân số gần 4,2 triệu người, với 103 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 31 phường và 72 xã. Trung tâm hành chính - chính trị của thành phố tiếp tục đặt tại khu vực hiện hữu ở quận Ninh Kiều, bảo đảm tính liên tục và ổn định trong công tác điều hành.
Cụ thể, trụ sở Thành ủy Cần Thơ đặt tại số 1 Quang Trung, phường Tân An (nay thuộc phường Ninh Kiều). Văn phòng HĐND và UBND TP. lần lượt đặt tại số 2 đường Ngô Hữu Hạnh và số 2 đường Hòa Bình, cùng thuộc phường Tân An (phường Ninh Kiều mới). Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. Cần Thơ đặt tại số 91 đường Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh (nay cũng thuộc phường Ninh Kiều).
TP. Ngã Bảy (Hậu Giang cũ) nay thành phường Ngã Bảy, TP. Cần Thơ. Ảnh Nhật Huy
Không khí làm việc tại các trụ sở mới trên địa bàn TP. Cần Thơ trở nên tất bật ngay từ đầu tuần, trước thềm ngày 1/7, thời điểm chính thức vận hành bộ máy chính quyền theo địa giới hành chính mới. Tranh thủ thời gian nhiều cán bộ, công chức sắp xếp văn phòng, lắp đặt trang thiết bị, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho hoạt động điều hành.
Tại các xã, phường trên địa bàn TP. Cần Thơ, công tác lắp đặt bảng tên mới, biển chỉ dẫn và cập nhật thông tin hành chính tại trụ sở đang được các đơn vị thi công khẩn trương hoàn thiện. Dọc theo tuyến Quốc lộ 1, từ trung tâm TP. Cần Thơ hướng về Hậu Giang và Sóc Trăng, nhiều bảng tên cơ quan hành chính cấp xã, phường đã được thay mới đồng bộ.
Trong đó, trụ sở UBND TP. Ngã Bảy (Hậu Giang cũ) đã chính thức đổi tên thành phường Ngã Bảy, trực thuộc TP. Cần Thơ; trụ sở UBND TP. Sóc Trăng cũ cũng đã gắn bảng tên mới là phường Phú Lợi. Việc sắp xếp, điều chỉnh tên gọi và trụ sở làm việc các đơn vị hành chính được triển khai liên tục trong nhiều ngày qua nhằm bảo đảm thông suốt hoạt động khi địa giới hành chính mới có hiệu lực..
Danh sách toàn bộ 103 xã, phường mới của TP. Cần Thơ sau sáp nhập:
Tên 32 xã phường mới sau sáp nhập từ TP Cần Thơ cũ
1. Phường Ninh Kiều thuộc TP Cần Thơ mới: sáp nhập từ phường Tân An, phường Thới Bình, phường Xuân Khánh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ninh Kiều.
2. Phường Cái Khế: sáp nhập từ phường An Hòa, phường Cái Khế (quận Ninh Kiều), phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Ninh Kiều), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Hòa.
3. Phường Tân An: sáp nhập từ phường Hưng Lợi, phường An Khánh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Hưng Lợi.
4. Phường An Bình: sáp nhập từ xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) và phường An Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Bình.
5. Phường Bình Thủy: sáp nhập từ phường An Thới, Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Bình Thủy, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Bình Thủy.
6. Phường Long Tuyền: sáp nhập từ phường Long Hòa với phường Long Tuyền (quận Bình Thuỷ), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Tuyền.
7. Phường Thới An Đông: sáp nhập từ phường Trà An (quận Bình Thuỷ) với phường Thới An Đông, Trà Nóc (quận Bình Thủy), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thới An Đông.
8. Phường Cái Răng: sáp nhập từ phường Lê Bình, phường Ba Láng, Hưng Thạnh, Thường Thạnh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy - UBND quận Cái Răng (cũ).
9. Phường Hưng Phú: sáp nhập từ phường Phú Thứ, phường Tân Phú, Hưng Phú (quận Cái Răng), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Cái Răng (mới).
Trung tâm hành chính phường Cái Răng (mới). Ảnh Lê Dân
10. Phường Thới Long: sáp nhập từ phường Long Hưng, phường Thới Long (quận Ô Môn), phường Tân Hưng (quận Thốt Nốt), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Hưng.
11. Phường Phước Thới: sáp nhập từ phường Trường Lạc và phường Phước Thới (quận Ô Môn), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Phước Thới.
12. Phường Ô Môn: sáp nhập từ phường Thới An, phường Châu Văn Liêm, phường Thới Hòa (quận Ô Môn) và xã Thới Thạnh (huyện Thới Lai), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ô Môn.
13. Phường Trung Nhứt: sáp nhập từ phường Thạnh Hòa, phường Trung Nhứt (quận Thốt Nốt), xã Trung An (huyện Cờ Đỏ), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thạnh Hòa.
14. Phường Thốt Nốt: sáp nhập từ phường Thuận An, Thới Thuận (quận Thốt Nốt), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy Thốt Nốt.
15. Phường Thuận Hưng: sáp nhập từ phường Trung Kiên, phường Thuận Hưng (quận Thốt Nốt), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Thốt Nốt.
16. Phường Tân Lộc: trên cơ sở giữ nguyên trạng phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Tân Lộc.
17. Xã Nhơn Ái: sáp nhập từ xã Nhơn Nghĩa với xã Nhơn Ái (huyện Phong Điền), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Nhơn Nghĩa.
18. Xã Phong Điền: sáp nhập từ thị trấn Phong Điền, xã Tân Thới, Giai Xuân (huyện Phong Điền), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Phong Điền.
19. Thành lập xã Trường Long trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Trường Long (huyện Phong Điền), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Long.
20. Xã Thạnh Phú trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Phú.
21. Xã Thới Hưng: trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Thới Hưng (huyện Cờ Đỏ), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thới Hưng.
22. Xã Cờ Đỏ: sáp nhập từ thị trấn Cờ Đỏ, xã Thới Đông, Thới Xuân (huyện Cờ Đỏ), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Cờ Đỏ.
23. Xã Đông Hiệp: sáp nhập từ xã Đông Thắng (huyện Cờ Đỏ), Xuân Thắng (huyện Thới Lai) và xã Đông Hiệp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Hiệp.
24. Xã Trung Hưng: sáp nhập từ xã Trung Thạnh và xã Trung Hưng (huyện Cờ Đỏ), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trung Hưng.
25. Xã Thới Lai: sáp nhập từ thị trấn Thới Lai, xã Thới Tân, Trường Thắng (huyện Thới Lai), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Thới Lai.
26. Xã Đông Thuận: sáp nhập từ xã Đông Bình và xã Đông Thuận (huyện Thới Lai), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Thuận.
27. Xã Trường Xuân: sáp nhập từ xã Trường Xuân A, xã Trường Xuân B (huyện Thới Lai), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Xuân.
28. Xã Định Môn: sáp nhập từ xã Tân Thạnh, Trường Thành, Định Môn (huyện Thới Lai), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Định Môn.
29. Xã Vĩnh Thạnh: sáp nhập từ Thị trấn Vĩnh Thạnh, xã Thạnh Mỹ, Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND huyện Vĩnh Thạnh.
30. Xã Thạnh Quới: sáp nhập từ xã Thạnh An, xã Thạnh Quới, Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Quới.
31. Xã Vĩnh Trinh: sáp nhập từ xã Vĩnh Bình và xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Vĩnh Trinh.
32. Xã Thạnh An: sáp nhập từ thị trấn Thạnh An với 2 xã Thạnh Thắng, Thạnh Lợi (huyện Vĩnh Thạnh), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND thị trấn Thạnh An.
Tên 28 xã, phường của TP Cần Thơ sáp nhập từ tỉnh Hậu Giang (cũ)
1. Phường Vị Thanh thuộc TP Cần Thơ mới: sáp nhập từ các phường I, III, và VII, trụ sở tại UBND TP Vị Thanh
2. Phường Vị Tân: sáp nhập từ phường IV, phường V và xã Vị Tân, trụ sở UBND xã Vị Tân
Trụ sở UBND TP. Sóc Trăng thành phường Phú Lợi, TP. Cần Thơ. Ảnh: Nhật Huy
3. Xã Hỏa Lựu: sáp nhập từ các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến và Tân Tiến, trụ sở tại UBND xã Hoả Lựu.
4. Phường Đại Thành: sáp nhập từ phường Hiệp Lợi, xã Đại Thành và xã Tân Thành, trụ sở tại UBND TP Ngã Bảy
5. Phường Ngã Bảy: sáp nhập từ phường Lái Hiếu, phường Hiệp Thành và phường Ngã Bảy, trụ sở tại UBND xã Ngã Bảy.
6. Phường Long Bình: sáp nhập từ xã Long Bình, phường Bình Thạnh, phường Vĩnh Tường, trụ sở tại UBND thị xã Long Mỹ.
7. Phường Long Mỹ: sáp nhập từ phường Thuận An, xã Long Trị và xã Long Trị A, trụ sở tại thị uỷ Long Mỹ
8. Phường Long Phú 1: sáp nhập từ phường Trà Lồng, xã Long Phú và xã Tân Phú, trụ sở tại UBND xã Long Phú
9. Xã Châu Thành: sáp nhập từ xã Đông Phú, thị trấn Ngã Sáu và thị trấn Mái Dầm, trụ sở tại UBND huyện Châu Thành.
10. Xã Đông Phước: sáp nhập từ thị trấn Cái Tắc (trước là huyện Châu Thành A) và xã Đông Thạnh, Đông Phước A, trụ sở tại UBND xã Đông Thạnh.
11. Xã Phú Hữu: sáp nhập từ xã Đông Phước, xã Phú Tân và xã Phú Hữu, trụ sở tại UBND xã Phú Hữu.
12. Xã Tân Hòa: sáp nhập từ thị trấn Một Ngàn, thị trấn Bảy Ngàn, xã Nhơn Nghĩa A và xã Tân Hòa, trụ sở tại UBND huyện Châu Thành A
13. Xã Thạnh Xuân: sáp nhập từ thị trấn Rạch Gòi, xã Tân Phú Thạnh và xã Thạnh Xuân, trụ sở tại UBND xã Thạnh Xuân.
14. Xã Trường Long Tây: sáp nhập từ xã Trường Long A và Trường Long Tây, trụ sở tại xã Trường Long Tây.
15. Xã Hiệp Hưng: sáp nhập từ xã Hiệp Hưng và thị trấn Cây Dương, trụ sở tại UBND huyện Phụng Hiệp
16. Xã Tân Bình: sáp nhập từ xã Tân Bình và xã Bình Thành, trụ sở tại UBND xã Tân Bình
17. Xã Hòa An: sáp nhập từ thị trấn Kinh Cùng và xã Hòa An, trụ sở tại UBND thị trấn Kinh Cùng.
18. Xã Phương Bình: sáp nhập từ xã Phương Bình và xã Phương Phú, trụ sở tại UBND xã Phương Bình.
19. Xã Tân Phước Hưng: sáp nhập từ xã Tân Phước Hưng và Búng Tàu, trụ sở tại UBND xã Tân Phước Hưng.
20. Xã Phụng Hiệp: sáp nhập từ xã Hoà Mỹ, Phụng Hiệp, trụ sở tại UBND xã Hoà Mỹ
21. Xã Thạnh Hoà: sáp nhập từ xã Thạnh Hoà, xã Long Thạnh, xã Tân Long, trụ sở tại UBND xã Long Thạnh.
22. Xã Vĩnh Viễn: sáp nhập từ thị trấn Vĩnh Viễn và xã Vĩnh Viễn A, trụ sở tại UBND huyện Long Mỹ.
23. Xã Xà Phiên: sáp nhập từ xã Xà Phiên, Thuận Hưng và Thuận Hoà, trụ sở tại UBND xã Xà Phiên.
24. Xã Lương Tâm: sáp nhập từ xã Lương Tâm và xã Lương Nghĩa, trụ sở tại UBND xã Lương Tâm
25. Xã Vị Thủy: sáp nhập từ xã Nàng Mau, Vị Thắng, Vị Trung, trụ sở tại UBND huyện Vị Thủy.
26. Xã Vĩnh Thuận Đông: sáp nhập từ xã Vĩnh Thuận Tây, xã Vĩnh Thuận Đông, trụ sở: UBND xã Vĩnh Thuận Tây.
27. Xã Vị Thanh 1: sáp nhập từ xã Vị Đông, Vị Thanh, Vị Bình), trụ sở: UBND xã Vị Thanh.
28. Xã Vĩnh Tường: sáp nhập từ xã Vĩnh Tường và Vĩnh Trung, trụ sở: UBND xã Vĩnh Tường.
Tên 43 xã phường mới của TP. Cần Thơ sáp nhập từ tỉnh Sóc Trăng (cũ)
1. Phường Phú Lợi thuộc TP Cần Thơ mới: Sáp nhập từ các phường 1, 2, 3 và 4 (TP Sóc Trăng); trung tâm hành chính đặt tại UBND TP Sóc Trăng trước đây.
2. Phường Sóc Trăng: Sáp nhập từ các phường 5, 6, 7 và 8 (TP Sóc Trăng); trung tâm hành chính đặt tại UBND phường 6 trước đây.
Trụ sở phường Sóc Trăng (mới). Ảnh Khắc Tâm
3. Phường Mỹ Xuyên: Sáp nhập phường 10 (TP Sóc Trăng), thị trấn Mỹ Xuyên và xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) ; trung tâm hành chính đặt tại UBND thị trấn Mỹ Xuyên trước đây.
4. Xã Hoà Tứ: Sáp nhập từ xã Hòa Tú 1 và xã Hòa Tú 2 (huyện Mỹ Xuyên); trung tâm hành chính đặt tại UBND huyện Mỹ Xuyên trước đây.
5. Xã Gia Hoà: Sáp nhập từ xã Thạnh Quới và xã Gia Hòa 2 (huyện Mỹ Xuyên); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Gia Hòa 2 trước đây.
6. Xã Nhu Gia: Sáp nhập từ xã Thạnh Phú và xã Gia Hòa 1 (huyện Mỹ Xuyên), trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Thạnh Phú trước đây.
7. Xã Ngọc Tố: Sáp nhập từ các xã Tham Đôn, Ngọc Tố và Ngọc Đông (huyện Mỹ Xuyên); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Ngọc Tố trước đây.
8. Xã Trường Khánh: Sáp nhập từ các xã Hậu Thạnh, Trường Khánh và Phú Hữu (huyện Long Phú); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Trường Khánh trước đây.
9. Xã Đại Ngãi: Sáp nhập thị trấn Đại Ngãi và xã Long Đức (huyện Long Phú); trung tâm hành chính đặt tại UBND thị trấn Đại Ngãi trước đây.
10. Xã Tân Thạnh: Sáp nhập từ các xã Tân Hưng, Châu Khánh và Tân Thạnh (huyện Long Phú); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Tân Thạnh trước đây.
11. Xã Long Phú: Sáp nhập từ thị trấn Long Phú và xã Long Phú (huyện Long Phú), trung tâm hành chính đặt tại UBND huyện Long Phú trước đây.
12. Xã Nhơn Mỹ: Sáp nhập các xã An Mỹ, Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách) và xã Song Phụng (huyện Long Phú); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Nhơn Mỹ trước đây.
13. Xã An Lạc Thôn: Sáp nhập xã Xuân Hòa, xã Trinh Phú và thị trấn An Lạc Thôn (huyện Kế Sách); trung tâm hành chính đặt tại UBND thị trấn An Lạc Thôn trước đây.
14. Xã Kế Sách: Sáp nhập thị trấn Kế Sách và các xã Kế An, Kế Thành (huyện Kế Sách); trung tâm hành chính đặt tại UBND huyện Kế Sách trước đây.
15. Xã Thới An Hội: Sáp nhập từ xã Thới An Hội và xã An Lạc Tây (huyện Kế Sách); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã An Lạc Tây trước đây.
16. Xã Đại Hải: Sáp nhập từ xã Đại Hải và xã Ba Trinh (huyện Kế Sách) ; trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Đại Hải trước đây.
17. Xã Phú Tâm: Sáp nhập thị trấn Châu Thành và xã Phú Tâm (huyện Châu Thành); trung tâm hành chính đặt tại UBND huyện Châu Thành hiện nay. 18. Xã An Ninh: Sáp nhập từ xã An Ninh và xã An Hiệp (huyện Châu Thành); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã An Hiệp trước đây.
19. Xã Thuận Hoà: Sáp nhập xã Phú Tân và xã Thuận Hòa (huyện Châu Thành); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Phú Tân trước đây.
20. Xã Hồ Đắc Kiện: Sáp nhập xã Hồ Đắc Kiện và xã Thiện Mỹ (huyện Châu Thành); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Hồ Đắc Kiện trước đây.
21. Xã Mỹ Tú: Sáp nhập từ thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, xã Mỹ Tú và xã Mỹ Thuận (huyện Mỹ Tú); trung tâm hành chính đặt tại UBND huyện Mỹ Tú trước đây.
22. Xã Long Hưng: Sáp nhập từ xã Hưng Phú và xã Long Hưng (huyện Mỹ Tú); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Long Hưng trước đây.
23. Xã Mỹ Hương: Sáp nhập các xã Thuận Hưng, Phú Mỹ và Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Mỹ Hương trước đây.
24. Phường Vĩnh Phước: Sáp nhập phường Vĩnh Phước và xã Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu) thành phường Vĩnh Phước; trung tâm hành chính đặt tại UBND phường Vĩnh Phước trước đây.
25. Phường Vĩnh Châu: Sáp nhập phường 1, 2 và xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu); trung tâm hành chính đặt tại UBND thị xã Vĩnh Châu trước đây.
26. Phường Khánh Hòa: Sáp nhập phường Khánh Hòa và các xã Vĩnh Hiệp và Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu); trung tâm hành chính đặt tại UBND phường Khánh Hòa trước đây.
27. Phường Ngã Năm: Sáp nhập phường 1, 2 và xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm) thành phường Ngã Năm; trung tâm hành chính đặt tại UBND thị xã Ngã Năm trước đây.
28. Phường Mỹ Quới: Sáp nhập phường 3, xã Mỹ Bình và xã Mỹ Quới (thị xã Ngã Năm); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Mỹ Quới trước đây.
29. Xã Tân Long: Sáp nhập từ các xã Long Bình, Tân Long (thị xã Ngã Năm) và xã Thạnh Tân (huyện Thạnh Trị); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Tân Long trước đây.
30. Xã Phú Lộc: Sáp nhập từ thị trấn Phú Lộc, xã Thạnh Trị và thị trấn Hưng Lợi (huyện Thạnh Trị); trung tâm hành chính đặt tại Huyện ủy Thạnh Trị trước đây.
31. Xã Vĩnh Lợi: Sáp nhập từ các xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành và Châu Hưng (huyện Thạnh Trị); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Vĩnh Lợi trước đây.
32. Xã Lâm Tân: Sáp nhập từ các xã Lâm Tân, Lâm Kiết và Tuân Tức (huyện Thạnh Trị); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Lâm Tân trước đây.
33. Xã Thạnh Thới An: Sáp nhập từ xã Thạnh Thới An và xã Thạnh Thới Thuận (huyện Trần Đề); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Thạnh Thới An trước đây.
34. Xã Tài Văn: Sáp nhập từ xã Viên An và xã Tài Văn (huyện Trần Đề) thành xã Tài Văn; trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Tài Văn trước đây.
35. Xã Liêu Tú: Sáp nhập từ xã Liêu Tú và xã Viên Bình (huyện Trần Đề) thành xã Liêu Tú; trung tâm hành chính đặt tại UBND xã Liêu Tú trước đây.
36. Xã Lịch Hội Thượng: Sáp nhập từ xã Lịch Hội Thượng và thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề); trung tâm hành chính đặt tại UBND thị trấn Lịch Hội Thượng trước đây.
37. Xã Trần Đề: Sáp nhập thị trấn Trần Đề, xã Đại Ân 2 và xã Trung Bình (huyện Trần Đề); trung tâm hành chính đặt tại UBND huyện Trần Đề trước đây.
38. Xã An Thạnh: Sáp nhập thị trấn Cù Lao Dung và các xã An Thạnh 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung); trung tâm hành chính đặt tại UBND huyện Cù Lao Dungtrước đây.
39. Xã Cù Lao Dung: Sáp nhập từ các xã An Thạnh 2, Đại Ân 1, An Thạnh 3 và An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung); trung tâm hành chính đặt tại UBND xã An Thạnh 3 trước đây.
40. Giữ nguyên hiện trạng xã Phong Nẫm (huyện Kế Sách), trụ sở tại UBND xã Phong Nẫm
41. Giữ nguyên hiện trạng xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú), trụ sở tại UBND xã Mỹ Phước.
42. Giữ nguyên hiện trạng xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu), trụ sở tại UBND xã Vĩnh Hải.
43. Giữ nguyên hiện trạng và xã Lai Hòa (thị xã Vĩnh Châu), trụ sở tại UBND xã Lai Hòa.
TP. Cần Thơ sau sắp xếp có diện tích tự nhiên hơn 6.360 km2; quy mô dân số gần 4,2 triệu người; số lượng đơn vị hành chính trực thuộc là 103 xã, phường (gồm 31 phường và 72 xã). Quy mô kinh tế TP Cần Thơ sau khi hợp nhất, sáp nhập có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 281.675 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hơn 24.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người hơn 88 triệu đồng. Trung tâm hành chính - chính trị của TP. Cần Thơ sau sắp xếp đặt tại TP Cần Thơ hiện nay.