|
  • :
  • :

Cập nhật giá lúa gạo mới nhất ngày 25/8: Giá gạo Thái tiếp tục tăng, gạo Việt vẫn đắt nhất châu Á

Cập nhật giá gạo mới nhất ngày 25/8: Trên thị trường xuất khẩu gạo, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 24/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ vững vị trí cao nhất thế giới.

Cập nhật giá lúa gạo mới nhất ngày 25/8

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục cao nhất trong trong số các trung tâm xuất khẩu gạo châu Á trong tuần này do lo ngại về nguồn cung trên toàn cầu - một phần xuất phát từ những hạn chế xuất khẩu gần đây từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới (Ấn Độ), trong khi giá gạo Thái Lan tăng bởi có những hợp đồng giao dịch mới.

Gạo 5% tấm xuất khẩu của của Việt Nam tuần này có giá 650-660 USD/tấn, so với 660 USD một tuần trước đây. 

Các thương nhân Việt Nam không có nhiều gạo trong kho dự trữ nên rất cân nhắc việc ký hợp đồng mới.

Dữ liệu vận chuyển sơ bộ cho thấy 339.880 tấn gạo sẽ được bốc xếp lên tàu tại cảng TP.HCM trong thời gian từ ngày 1 đến 26/8.

Trong khi đó, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan tăng tuần này tăng lên 630 USD/tấn từ mức 615-620 USD của tuần trước.

Giá gạo Thái Lan tăng là do các thương nhân thực hiện một số đợt giao hàng, mặc dù với số lượng nhỏ. Tâm lý thị trường đã được cải thiện đôi chút nhờ một số thỏa thuận cấp chính phủ giữa Ấn Độ và các đối tác như Indonesia và Trung Quốc; nhưng không cải thiện nhiều ở châu Phi.

Giá gạo tẻ đồ 5% tấm của Ấn Độ tuần này không thay đổi so với tuần trước, ở mức 450-455 USD/tấn, so với mức cao kỷ lục 460-467 USD hai tuần trước đó, trong bối cảnh nhu cầu yếu từ các nước châu Phi.

Nhu cầu với gạo Ấn Độ vẫn yếu do người mua kỳ vọng giá sẽ giảm.

Ấn Độ tháng trước đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, nhưng họ không hạn chế về xuất khẩu gạo đồ non-basmati.

Cập nhật giá lúa gạo mới nhất ngày 25/8: Giá gạo Thái tiếp tục tăng, gạo Việt vẫn đắt nhất châu Á - Ảnh 1.

Cập nhật giá lúa gạo mới nhất ngày 25/8: Giá gạo Thái tiếp tục tăng, gạo Việt vẫn đắt nhất châu Á

Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/8/2023 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng.

Theo đó, tại An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang sáng 25/8, giá lúa IR 504 ở mức 7.750 - 7.900 đồng/kg; OM 5451 duy trì quanh mốc 7.750 – 8.000 đồng/kg; giá lúa OM 18 ở mức 7.800 - 8.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 có giá 7.800 – 8.200 đồng/kg; lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 15.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 và lúa Nhật ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Với lúa nếp, giá không có biến động. Theo đó, nếp Long An (tươi) ở mức 7.200 - 7.500 đồng/kg; nếp An Giang tươi 6.300 - 6.400 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại sau phiên điều chỉnh giảm. Theo đó, giá gạo nguyên liệu dao động quanh mốc 12.450 đồng/kg; gạo thành phẩm ở mức 14.550 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm biến động trái chiều. Theo đó, giá tấm IR 504 tăng 100 đồng/kg lên mức 12.100 đồng/kg; trong khi đó, giá cám khô lại giảm 100 đồng/kg xuống còn 7.500 đồng/kg.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, giá xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đắt nhất trong số các nhà xuất khẩu tại châu Á. Trong khi đó nguồn cung trong nước vẫn khan hiếm và điều này càng khiến các nhà xuất khẩu không thể ký hợp đồng mới. 

Cập nhật giá lúa gạo mới nhất ngày 25/8: Giá gạo Thái tiếp tục tăng, gạo Việt vẫn đắt nhất châu Á - Ảnh 2.

Giai đoạn cuối năm nay, tình hình xuất khẩu gạo của nước ra nhiều khả năng vẫn sẽ được thúc đẩy bởi số lượng đơn hàng hàng tốt và giá cả ở mức cao.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng Hóa Việt Nam (thuộc MXV) cho biết: Trong bối cảnh các quốc gia sản xuất lớn đồng loạt “đóng cửa”, Việt Nam đang nắm bắt cơ hội để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, mang mặt hàng gạo nước ta tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, Việt Nam đã xuất khẩu 660.738 tấn gạo trong tháng 7, cao hơn 6,9% về lượng và 6,4% về giá trị so với tháng trước. Lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo của nước ta đạt mức 4,89 triệu tấn, cao hơn 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm, Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo nước ta nhiều nhất, chiếm 39,6% tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Trung Quốc (14,7%) và Indonesia (12,3%). Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường khác trên thế giới như Ghana, Bờ Biển Ngà, Singapore, Mozambique, Đài Loan, Mỹ, Senegal, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile… “phủ sóng” gạo nước ta trên thị trường thế giới.

Giai đoạn cuối năm nay, tình hình xuất khẩu gạo của nước ra nhiều khả năng vẫn sẽ được thúc đẩy bởi số lượng đơn hàng hàng tốt và giá cả ở mức cao.

Theo báo cáo Cung – cầu nông sản thế giới tháng 8, Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA đã nâng dự báo xuất khẩu gạo niên vụ 2022/23 của Việt Nam lên mức 7,9 triệu tấn, từ mức 7,5 triệu tấn được đưa ra trước đó. Sự điều chỉnh này đến từ dự đoán xuất khẩu sẽ được hưởng lợi sau lệnh cấm gạo phi basmati của Ấn Độ.

Ông Quang Anh nhận định: “Giá gạo toàn cầu nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì ở mức cao khi tình hình nguồn cung không quá khả quan như hiện tại. Để nắm bắt cơ hội và khẳng định vị thế ngành gạo Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần đặc biệt lưu ý đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế để hướng tới các thị trường giá trị cao hơn”.

 

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/cap-nhat-gia-lua-gao-moi-nhat-ngay-25-8-gia-gao-thai-tiep-tuc-tang-gao-viet-van-dat-nhat-chau-a-20230825152500902.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin