Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ và dao động trong khoảng 48.000 - 51.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại tỉnh Hưng Yên được thu mua với giá cao nhất khu vực là 51.000 đồng/kg.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá 50.000 đồng/kg được ghi nhận ở một loạt các địa phương gồm Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội và Tuyên Quang. Còn tại Bắc Giang, Vĩnh Phúc thương lái đang cùng thu mua heo hơi ở mức 49.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong khu vực đang thu mua heo hơi với giá 48.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 23/3: Tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg |
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tại tỉnh Hà Tĩnh đang thu mua heo hơi với giá 48.000 đồng/kg - ngang với Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Ngãi. Tương tự, cùng tăng 1.000 đồng/kg, tại hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk thương lái đang thu mua heo hơi ở mức 50.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại không ghi nhận sự biến động về giá và duy trì thu mua trong khoảng 49.000 - 50.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay ghi nhận mức tăng cao nhất 3.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 49.000 - 52.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng một giá, tại Bến Tre thương lái đang thu mua heo hơi ở mức 50.000 đồng/kg. Lần lượt tăng 1.000 đồng/kg và 3.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại Cà Mau và Vũng Tàu đang cùng được thu mua với giá 52.000 đồng/kg. Các tỉnh, thành khác không ghi nhận sự biến động về giá và đang được thương lái thu mua trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg.
Biến động tăng/giảm giá heo hơi ngày 23/3 tại các khu vực
Khu vực | Địa phương | Mức giá | Tăng/giảm |
Miền Bắc | Hưng Yên | 51.000 | +1.000 |
Miền Trung – Tây Nguyên | Hà Tĩnh | 48.000 | +1.000 |
Lâm Đồng | 50.000 | +1.000 | |
Đắk Lắk | 50.000 | +1.000 | |
Miền Nam | Vũng Tàu | 52.000 | +3.000 |
Cà Mau | 52.000 | +1.000 | |
Bến Tre | 50.000 | +1.000 |
Với tổng đàn heo đạt xấp xỉ 30 triệu con, gia cầm đạt trên 500 triệu con và gia súc đạt trên 12 triệu, Việt Nam có một hệ sinh thái chăn nuôi đồ sộ, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho hơn 100 triệu dân, xuất khẩu và sinh kế cho chục triệu hộ nông dân.
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi đã xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cùng các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đồng với thế giới và khu vực. Đây là lợi thế khi ngành chăn nuôi tham gia những "sân chơi" lớn.
Tuy nhiên, theo ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi) ngành chăn nuôi hiện nay vẫn đang đối diện với những khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, kết nối thị trường, dịch bệnh, ảnh hưởng về phát thải, xử lý chất thải chăn nuôi. Chính vì vậy, kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu, mang lại những lợi ích thiết thực như nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi, kết nối hài hòa lợi ích lâu dài giữa các ngành khác nhau (chăn nuôi, trồng trọt…). Đây cũng được cho là gốc rễ của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.