|
  • :
  • :

Giá tiêu hôm nay giảm tới 1.500 đồng/kg, nông dân không vội bán

Giá tiêu hôm nay (7/3) giảm từ 500 – 1.500 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu giảm ở khu vục Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động từ 93.000 – 96.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (7/3)

Khảo sát, giá tiêu hôm nay giảm từ 500 – 1.500 đồng/kg, tại các tỉnh thu mua trọng điểm.

Tại Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay quay đầu giảm 1.500 đồng/kg, xuống mức 95.000 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, giá tiêu hôm nay tiếp tục ổn định ở mức cao 96.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 93.000 đồng/kg.

Tương tự tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay giảm 500 đồng/kg, xuống mức 93.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay không thay đổi ở mốc 95.500 đồng/kg.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu duy trì ở mức 95.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay giảm tới 1.500 đồng/kg, nông dân không vội bán- Ảnh 1.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Giá tiêu hôm nay giảm tới 1.500 đồng/kg, nông dân không vội bán- Ảnh 2.

Giá tiêu hôm nay (7/3) giảm từ 500 – 1.500 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu giảm ở khu vục Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động từ 93.000 – 96.000 đồng/kg.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (7/3)

Cập nhật giá tiêu trên thế giới theo Hiệp hội tiêu Quốc tế, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu Indonesia quay tăng; giá tiêu Brazil và giá tiêu Malaysia tiếp tục ổn định. 

Cụ thể: Giá tiêu đen Lampung (Indonesia) quay đầu tăng 0.23 USD/tấn, lên mức 3.962 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 tiếp tục ổn định ở mức 4.400 USD/tấn; giá tiêu đen Malaysia ASTA ở mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok lại tăng 0.21 USD/tấn, lên mức 6.119 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA không đổi 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu hôm nay giảm tới 1.500 đồng/kg, nông dân không vội bán- Ảnh 3.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Nông dân chưa vội bán tiêu...

Tại Đắk Nông, thời điểm này, nhiều nông dân ở địa phương này vẫn chưa bán tiêu vì giá chưa đạt kỳ vọng. Giá tiêu tăng cao so với năm ngoái, thế nhưng, nhà vườn chưa bán vì tính ra chưa có lời bao nhiêu.

Hiện nông dân chỉ bán lượng tiêu vừa đủ khi cần tiền để tái đầu tư cho cây trồng, và trang trải chi phí cho cuộc sống. Số còn lại nhiều hộ dân sẽ phơi khô cất trong kho. Trồng tiêu với chi phí phân bón, công tưới, thu hoạch… cao như hiện nay thì giá bán phải ở mức 100.000-120.000 đồng/kg trở lên mới bõ lãi, nhiều nông dân tính toán.

Giá tiêu hôm nay giảm tới 1.500 đồng/kg, nông dân không vội bán- Ảnh 4.

Giá tiêu hôm nay (7/3) giảm từ 500 – 1.500 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu giảm ở khu vục Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động từ 93.000 – 96.000 đồng/kg.

Theo dự báo của VPSA, thương mại hạt tiêu năm 2024 có thể tiếp tục chậm lại do ảnh hưởng từ xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu, lạm phát... Tuy nhiên, giá mặt hàng này được kỳ vọng sẽ khả quan khi các thương lái Trung Quốc gia tăng sức mua trên thị trường, nhất là thời điểm đầu quý II hàng năm.

Thêm vào đó các thị trường khác cũng sẽ phải bắt đầu mua trở lại mặc dù kinh tế vẫn đang bị khủng hoảng, điều này có thể làm cho lượng hàng tồn cuối năm tiếp tục giảm.

Gần đây, dưới sự thúc đẩy của ASTA, FDA Mỹ đã liên tục công bố một số MRLs được thiết lập đối với mặt hàng gia vị, đa phần là các hoạt chất bị phát hiện với tầng suất cao có trong hạt tiêu. MRL của thuốc BVTV là lượng tối đa một loại thuốc BVTV chấp nhận tồn tại trong nông sản, thực phẩm mà không gây hại cho con người. MRL được biểu thị bằng miligam thuốc BVTV trong một kilogam thực phẩm.

Ở phương diện tích cực, điều này góp phần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu xác định rõ ràng hơn về quy định của Mỹ, nhà sản xuất tiêu Việt Nam có thể đưa ra phương thức canh tác phù hợp hơn để đáp ứng thị trường này. VPSA sẽ tiếp tục làm việcvới ASTA để phối hợp đề xuất bổ sung MRLs được thiết lập đối với hoạt chất xuất hiện nhiều trên tiêu và gia vị khác trong thời gian tới.

Cước tàu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong ngắn hạn khi căng thẳng tại Biển Đỏ tiếp tục gia tăng, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có hạt tiêu.

Bất ổn ở Biển Đỏ đã dẫn tới một “cơn bão” trong thương mại toàn cầu, với giá cước vận tải tăng từng ngày, phụ phí gia tăng, thời gian mỗi chuyến hàng dài hơn và nguy cơ các chuyến hàng dành cho mùa xuân và mua hè sẽ đến nơi muộn vì phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi. Giá cước vận tải biển từ châu Á tới châu Âu và Mỹ đã tăng 4-5 lần cùng với các phụ phí của các hãng tàu đưa ra có thể sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng tạm thời, hàng hóa có thể sẽ bị dồn ứ tại các nước sản xuất.

Được biết, các doanh nghiệp thuộc VPSA hiện chiếm đến gần 90% tổng xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong tháng đầu năm 2024 với khối lượng 15.759 tấn, giảm 12% so với tháng trước. Trong khi các doanh nghiệp ngoài VPSA chỉ chiếm 10% thị phần với khối lượng đạt 1.778 tấn, giảm 23,6%, do thị trường Trung Quốc chưa mua vào.

Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu hàng đầu trong tháng 1 bao gồm: Nedspice Việt Nam: 2.147tấn, tăng 27,6% so với tháng trước và chiếm12,2% tổng xuất khẩu hồ tiêu của cả nước.

Tiếp đến là Olam Việt Nam: 1.819 tấn, Trân Châu: 1.295 tấn và Phúc Sinh: 1.078 tấn... Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu của các doanh nghiệp này đã giảm lần lượt là 36,8%, 7,8% và 20,8%...

Nguồn: https://trangtraiviet.danviet.vn/gia-tieu-hom-nay-giam-toi-1500-dong-kg-nong-dan-cha-voi-ban-20240307130642334.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin