|
  • :
  • :

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm

Hội Nông dân Sơn La triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả giúp hội viên xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm nông dân.

Clip: Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm

Nông dân nâng cao chất lượng nông sản

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt nhiều kết quả. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng cây ăn quả như: nhãn, xoài, na, thanh long, mận, cam… tại các huyện Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên; các mô hình chăn nuôi gà, trâu, bò, cá.. tại các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Bắc Yên. Tuy nhiên, tỷ lệ các nông sản hàng hóa được tiêu thụ trực tiếp còn rất thấp. Người nông dân vẫn phụ thuộc vào thương lái, bị thương lái ép giá, dẫn đến chịu nhiều thiệt thòi. Trước tình trạng đó, các cấp Hội Nông dân Sơn La đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn này giúp hội viên nông dân từ việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đến việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản.

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 2.

Những năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã hình thành lên nhiều vùng cây ăn quả lớn. Ảnh: Nguyễn Vinh

HTX thành lập năm 2017 với 10 thành viên, sau gần 5 năm hoạt động, hiện HTX đã có hơn 130 ha cây sơn tra, 500 ha trúc, 180 ha cây thảo quả và 1 nhà xưởng chế biến măng trúc muối ớt. Ông Mùa Nhìa Di, HTX nông nghiệp và dược liệu Háng Đồng (huyện Bắc Yên, Sơn La) cho biết: Qua khảo sát nhận thấy, măng trúc muối ớt đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, vì vậy HTX đã mở rộng diện tích trồng trúc lấy măng. Tuy nhiên, từ khi đầu tư thêm máy móc, mở rộng quy mô sản xuất thì gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Các thương lái thường xuyên đưa ra lý do đường xa, chi phí nguyên liệu tăng, chất lượng sản phẩm không đều, thậm chí cả nguyên nhân mưa nhiều, đường lầy lội để hạ giá sản phẩm. Trước những khó khăn đó, HTX đã được các cấp Hội Nông dân hỗ trợ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ

"Được Hội Nông dân đào tạo, tập huấn quy trình chế biến măng muối ớt cho các thành viên, chất lượng sản phẩm đã được nâng lên. Đến nay, sản phẩm này đã có mặt trên thị trường toàn quốc. Năm 2019, sản phẩm măng trúc muối ớt Háng Đồng tham gia chương trình OCOP của tỉnh và là một trong những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người nông dân", ông Di mói.

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 3.

 

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 4.

Năm 2019, sản phẩm măng trúc muối ớt của HTX Háng Đồng, huyện Bắc Yên (Sơn La) tham gia chương trình OCOP của tỉnh. Ảnh: Nguyễn Vinh

Con đối với gia đình ông Đào Ngọc Bằng, bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La), một trong những hộ dân có tiếng trong vùng về phát triển cây ăn quả. Vườn nhãn của của gia đình ông với hơn 4h, môi năm cho sản lượng quả từ 12-15 tấn quả. Ông Bằng chia sẻ: Gia đình ông "đi kinh tế mới", lập nghiệp tại vùng đất Sông Mã này từ những năm 1960. Ông nhận thấy chất đất này nếu chỉ trồng hoa màu sẽ rất vất vả mà hiệu quả kinh tế không cao, cho nên, ông quyết định chuyển đổi sang trồng nhãn. Với giống nhãn nhãn Miền Thiết cho quả ngọt, trái sai, vỏ mỏng, cùi dày, chỉ sau 3 năm, ông đã có thể thu hoạch. Tuy nhiên, mây năm trở lại đây, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên việc tiêu thụ nhãn của gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng may mắn hơn là gia định ông đã được hỗ trợ tiêu thụ.

"Dịch bệnh nên khó khăn trong việc tiêu thu, thế nhưng được sự hỗ trợ kết nối từ Hội Nông dân, gia đình tôi đã liên kết được với các doanh nghiệp thu mua, của hàng nông sạch để tiêu thu sản phẩm. Gia đình tôi giờ yên tâm sản xuất, sản phẩm làm ra được bao nhiêu thì đã có người thu mua", ông Bằng nói.

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 5.

 

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 6.

Gia đình ông Đào Ngọc Bằng, bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) phát triển liên kết trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nhãn của gia đình. Ảnh: Nguyễn Vinh

Ông Lê Văn Quân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sông Mã (Sơn La) cho biết: Hiện nay diện tích cây ăn quả các loại của huyện Sông Mã có trên 10.662ha, sản lượng ước đạt trên 100 nghìn tấn, trong đó diện tích cây nhãn 7.480 ha, chiếm trên 70,45% diện tích cây ăn quả của huyện, sản lượng hằng năm ước đạt trên 60.000 tấn. Cây nhãn đã từng bước khẳng định được vị thế, nhiều hộ gia đình trồng nhãn có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, một số hộ có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ trồng nhãn.

Ðể sản phẩm nhãn ở Sông Mã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho hội viên nông dân, đứng vững trên thị trường trong nước, ngoài nước và góp phần giúp người dân nơi đây xóa đói, giảm nghèo làm giàu bền vững. Hội Nông dân huyện Sông Mã đã phối các đơn vị chuyên môn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ghép cải tạo nhãn bằng giống nhãn chín muộn Hưng Yên, giống Thiết Miền và một số giống khác…

"Hội tiếp tục xây dựng thương hiệu và hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm hoa quả sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nhãn an toàn theo quy trình VietGap, khuyến khích các hội viên nông dân sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng, đẩy mạnh việc quảng bá các sản phẩm nông sản, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm", ông Quân nói.

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 7.

 

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 8.

Huyện Sông mã đẩy mạnh phát triển cây ăn quả, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Vinh

Nhiều giải pháp giúp nông dân nâng cao chất lượng, tiêu thụ nông sản

Trao đổi với phóng viên, ông Lường Trung Hiếu, Chủ Tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Thực hiện tư vấn, hỗ trợ nông dân thâm nhập thị trường, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh và phối hợp với các ngành Nông nghiệp, Công thương, Liên minh Hợp tác xã tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại, tổ chức cho nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp tham gia các hội nghị xúc tiến thương mại, hội chợ nông nghiệp trong nước, tham gia bình chọn danh hiệu sản phẩm, để mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm, giúp nông dân tiêu thụ nông sản.

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 9.

Hội Nông dân Sơn La đây mạnh quảng bá sản phẩm, giúp hội viên tiêu thụ nông sản. Ảnh: Nguyễn Vinh

Đồng thời, tích cực tuyên truyền hội viên, nông dân thực hiện liên kết sản xuất theo các hình thức kinh tế tập thể, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như: Global Gap, VietGap. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 24 sản phẩm mang địa danh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ; 86 sản phẩm OCOP; 220 mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu; duy trì, phát triển 235 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.

"Hàng năm, Hội Nông dân Sơn La mở nhiều lớp tập huấn cho nông dân về xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, quản lý thương hiệu, nhãn mác hàng hóa nói chung và nông sản, thực phẩm nói riêng. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường, tạo dựng thương hiệu nông sản cho địa phương cũng được hình thành. Hội viên nông dân đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nhiều nông sản sạch", ông Hiếu nói.

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 10.

 

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm - Ảnh 11.

Hội Nông dân Sơn La thực hiện liên kết sản xuất theo các hình thức kinh tế tập thể, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như: Global Gap, VietGap. Ảnh: Nguyễn Vinh

Cũng theo ông Hiếu, trước tác động của thị trường, nhiều nông sản do nông dân làm ra đã bị ùn ứ, khó tiêu thụ, các cấp Hội tích cực hướng dẫn hội viên ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, tổ chức liên kết sản xuất, kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro từ biến động của thị trường; các cấp Hội đã tích cực vào cuộc cùng với các cấp, các ngành, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội thực hiện nhiều biện pháp chung tay hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, tháo gỡ một phần khó khăn cho hội viên nông dân.

"Chúng tôi thành lập 35 Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân; 112 điểm tiêu thụ nông sản cho nông dân... phối hợp với Bưu điện tỉnh Sơn La, tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ, đến nay đã tiêu thụ qua sàn điện tử được trên 200 tấn xoài, mận đến các tỉnh, thành phố khác trong nước" ông Hiếu nói.

 

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/ho-tro-nong-dan-xay-dung-thuong-hieu-tieu-thu-san-pham-20221028120321134.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin