|
  • :
  • :

Lào Cai: Trồng cây dược liệu làm người dân vùng cao "đổi đời"

Làm giàu từ những cây thuốc quý

Thu hoạch atisô ở Sa Pa. (Ảnh minh họa)

Trước đây, hầu hết diện tích đất canh tác của các hộ gia đình Tỉnh Lào Cai chỉ trồng cây ngô, cây sắn. Với phương pháp truyền thống, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên hiệu quả không cao. Có vụ mất mùa do mưa đá hoặc bão lũ, đặc biệt có vụ ngô bị mốc, hỏng chỉ cho động vật, gia súc ăn.

Mấy năm trở lại đây, người nông dân tỉnh Lào Cai đã được tham gia các buổi tập huấn, tận mắt thấy hiệu quả của việc trồng cây dược liệu nên họ dần đổi hướng trồng loại cây này, đồng thời áp dụng linh hoạt các kỹ thuật đã được hướng dẫn nên cũng đem lại giá trị cao.

Được biết, các cây này bản chất là cây có ngoài đồi, chỉ trồng trên diện tích lớn, thương phẩm. Do phù hợp thổ nhưỡng điều kiện khí hậu nên cây sinh trưởng tốt. Nhờ vào loại cây trồng này, bình quân thu nhập của người dân tăng lên từ 120 - 240 triệu đồng/ha. Số tiền này đủ chi phí sinh hoạt gia đình và mua sắm những vật dụng cần thiết như tivi, tủ lạnh, xe máy...

Đây là niềm mơ ước của những hộ dân vùng cao bởi thu nhập của họ rất thấp, chưa kể tới chi phí để xây nhà ở vùng này khá cao do địa hình, đường sá vận chuyển vật liệu rất tốn kém.

UBND tỉnh Lào Cai đánh giá, tiềm năng và cơ hội phát triển dược liệu của Lào Cai là rất lớn. Bởi vậy tỉnh này đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh lên 22 chủng loại chính với diện tích đạt 3.700ha, sản lượng đạt khoảng 16.000 - 17.000 tấn/năm; 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).

Cán bộ kỹ thuật hỗ trợ bà con huyện Bắc Hà trồng dược liệu ngay tại đồng ruộng. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, Hợp Tác Xã (HTX) đã bắt đầu triển khai mô hình tưới nhỏ giọt, tưới phun sương trên diện tích trồng dược liệu. Đây công nghệ tưới của Israel đã được làm mô hình ở HTX và sẽ triển khai xuống diện tích trồng của các hộ dân. Cứ 2 - 3 tháng, HTX tập huấn nhắc lại quy trình cho những hộ tham gia trồng dược liệu một lần.

Những loại cây dược liệu rất phù hợp điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, khi thu hoạch, phải lưu ý không được để lẫn lộn các loại cây và những dụng cụ dùng để đựng hoặc vận chuyển phải đảm bảo sạch sẽ và khô ráo.

Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là một trong các huyện có số lượng lớn nông dân tham gia mô hình hợp tác đầu tư trồng dược liệu. Cụ thể, có 35 tổ nhóm liên kết sản xuất cây dược liệu với 722 hộ gia đình và 1.622 người hưởng lợi, trong đó chủ yếu là người phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhờ đó tạo được vùng trồng dược liệu được ổn định với diện tích khoảng 100 ha, trong đó 26 ha đã được cấp Giấy chứng nhận GACP (Tiêu chuẩn trồng và thu hái dược liệu của Bộ Y tế).

Một số diện tích trước đây bỏ hoang do không có nguồn nước, sau khi được đầu tư khoan giếng, lập ao chứa nước hoặc hỗ trợ dây ống dẫn nước đã được dùng để trồng những loại dược liệu mới...

Việc trồng cây dược liệu cũng đồng thời phải đi đôi với việc tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, hạn chế được sự lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất độc hại, là nền tảng quan trọng để tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái...

Nguồn: http://nongthonviet.com.vn/lao-cai-trong-cay-duoc-lieu-lam-nguoi-dan-vung-cao-doi-doi.ngn