|
  • :
  • :

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ giải pháp bao trái cây

Hội nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân biện pháp bao trái cây nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng.

 

Nông dân chủ động bao trái nâng cao chất lượng nông sản

Trong những năm qua, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, huyện Yên Châu đã ban hành nhiều chính sách để đầu tư, hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển; các cấp, các ngành đã tích cực vào cuộc hỗ trợ, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, trong đó có biện pháp bao trái cây nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng.

Với những lợi thế về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, những năm gần đây, huyện Yên Châu đã và đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, bền vững, nhằm nâng cao chất lượng các loại nông sản có giá trị kinh tế, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của huyện cùng với các tổ chức Hội, đoàn thể vận động các hội viên chuyển đổi diện tích cây trồng trên nương năng suất thấp sang trồng cây ăn quả hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật bao trái cho nhiều loại trái cây nhằm có sản phẩm chất lượng, an toàn và hạn chế việc sử dụng các loại phân thuốc bảo vệ thực vật.

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ giải pháp bao trái  - Ảnh 2.

Những năm gần đây huyện Yên Châu nổi lên la một trong những vùng trồng cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn La. Ảnh: Trần Sơn

HTX nông nghiệp bản Chủm, xã Chiềng Đông, (Yên Châu, Sơn La), cách đây vài năm được các cơ quan chuyên môn của huyện tuyên truyền về việc sử dụng bao trái trong sản xuất xoài để nâng cao chất lượng sản phẩm quả và được tham dự lễ ra quân bao trái của huyện tổ chức. Thấy được lợi thế của biện pháp bao trái đem lại, nên tôi đã tuyên truyền cho các thành viên trong HTX để cùng nhau thực hiện.

Ông Hoàng Văn Hải, Giám đốc HTX nông nghiệp bản Chủm chia sẻ: Hiện HTX có 17 thành viên, vừa rồi HTX đã tổ chức họp để triển khai chuẩn bị bao trái. Quả xoài bằng chuôi giao thì bắt đầu bao, vì sau khi dụng sinh lý thì tầm đấy mình bao sẽ an toàn hơn. Gia đình đang tiến hành làm cỏ, bón phân và bao trái được 1/3 diện diện tích trên tổng diện tích 3ha. Thứ nhất là tránh được sâu bệnh, tạo mẫu mã, hàng hóa an toàn chất lượng thì sản phẩm đầu ra mình sẽ dễ bán hơn. So với các hộ không bao thì tỉ lệ tiếp xúc thuốc cao hơn so với bao mà mẫu mã không đẹp.

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ giải pháp bao trái  - Ảnh 3.

Để phòng trừ sâu bệnh, nâng cao chất lượng nông sản HTX nông nghiệp bản Chủm, xã Chiềng Đông, (Yên Châu, Sơn La) đẩy mạnh bao trái cây. Ảnh: Trần Sơn

Còn đối với gia đình ông Đào Xuân Dũng, Bản Thồng Phiêng, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, có khoảng 1 ha cây ăn quả gồm: ổi, xoài, bưởi. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và phòng tránh các loại sâu bệnh gây hại cho cây ăn quả, gia đình ông đã áp dụng bao trái đối với ổi vườn cây ăn quả của gia đinh. Cách thực hiện bao trái cũng được ông linh động áp dụng phù hợp từng loại cây.

Ông Đào Xuân Dũng, Bản Thồng Phiêng, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho hay: Gia đình trồng sen cứ hai hàng xoài, 1 hàng ổi. Để lúc xoài chưa được thu hoạch, thì thu hoạch ổi để bù vào. Hiện gia đình có khoảng 200 gốc ổi, ổi một năm có 2 vụ, khi bắt đầu ổi ra quả bằng ngón chân cái thì gia đình chuẩn bị bao trái để giảm chi phí thuốc trừ sâu, hai nữ an toàn trong lúc sử dụng, khi bán mọi người ăn đảm bảo ATTP. So sánh giữa bao trái với sử dụng thuốc trừ sâu thì báo trái sẽ rẻ hơn. Vì mua thuốc về phun thì đắt mà không đảm bảo an toàn, mất nhiều thời gian phun. Còn bao trái thì bao một lần thôi đến khi thu hoạch.

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ giải pháp bao trái  - Ảnh 4.

Ông Đào Xuân Dũng, Bản Thồng Phiêng, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đang tiến hành bao trái cho vườn ổi của gia đình. Ảnh: Trần Sơn

Yên Châu đẩy mạnh bao trái trên toàn huyện

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Điện, Chủ tịch Hội nông dân huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Đến nay, toàn huyện có trên 11.300 ha cây ăn quả các loại, với một số cây ăn quả chủ yếu: xoài, nhãn, mận hậu, chuối…; sản lượng quả năm 2022 đạt trên 90.000 tấn; trong đó có 773,6 ha diện tích cây ăn quả đã được cấp chứng nhận VietGAP; 1.140,8 ha diện tích cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ liên kết với các đơn vị xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm sử dụng camera kết nối Internet để theo dõi trực tiếp quy trình sản xuất.

Theo ông Điên, hiện biện pháp bao trái là một trong những giải pháp kỹ thuật tiến bộ đang được ngành Nông nghiệp huyện khuyến khích, hỗ trợ nông dân đẩy mạnh thực hiện để sản xuất trái cây an toàn, chất lượng. Xác định việc bao trái cây là một trong những khâu quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ giải pháp bao trái  - Ảnh 5.

Hội Nông dân huyện Yên Châu hướng dẫn hội viên nông dân trên địa bàn bao trái xoài phục vụ tiêu thụ. Ảnh: Trần Sơn

Thời gian qua huyện Yên Châu đã đẩy mạnh công tác truyền tuyên truyền, vận động nông dân hiệu về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả về kinh tế, môi trường, sức khỏe con người của việc bao trái cây. Từ đó nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân để mọi người dân tự giác tham gia thực hiện phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu. Huyện Yên Châu sẽ phấn đấu thực hiện bao trái cây bảo đảm theo quy trình kỹ thuật, qua đó, để phong trào bao trái cây thực sự trở thành việc làm thường xuyên.

Đề nghị hội viên xử lý quả bằng các chế phẩm sinh học, các loại thuốc an toàn, xử lý xong với tiến hành bao trái. Hiện nay trên thị trường rất là nhiều sản phẩm bao trái khác nhau. Song để đạt hiệu quả, bà con nên lựa chọn các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng có uy tín, có chất lượng, để bao trái đảm bảo, đạt được hiệu quả kinh tế” ông Điện nói.

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ giải pháp bao trái  - Ảnh 6.

Huyện Yên Châu với mục tiêu phấn đấu năm 2023 sản lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu đạt trên 3.900 tấn. Ảnh: Trần Sơn

Hiện ngành Nông nghiệp huyện Yên Châu đang tích cực tăng cường tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình thực hiện kỹ thuật bao trái gắn với áp dụng đồng bộ nhiều kỹ thuật tiên tiến khác nhằm giúp sản xuất trái cây đạt chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.

Ðặc biệt, cần áp dụng kỹ thuật bao trái gắn với việc thực hiện các giải pháp tạo tán, tỉa cành, tuyển trái, quản lý cỏ dại và cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho vườn cây gắn với tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên để hướng tới xây dựng nền nông nghiệp huyện Yên Châu theo hướng bền vững đảm bảo xanh – sạch – an toàn.

 

 

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/nang-cao-chat-luong-san-pham-tu-giai-phap-bao-trai-cay-20230419120431537.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin