|
  • :
  • :

Sơn La: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La đưa ra nhiều giải pháp sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Sơn La một trong những tỉnh phát triển mạnh về lĩnh vực nông nghiệp của vùng Tây Bắc. Với hàng trăm các sản phẩm từ nông nghiệp trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công mỹ nghệ,… Tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 110 sản phẩm OCOP; trong đó, có 68 sản phẩm 3 sao, 41 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Tuy nhiên những sản phẩm trên chỉ là số ít các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được chất lượng, cũng như được thi trường đón nhận. Sơn La vẫn còn hằng trăm các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng để được công nhân sản phẩm OCOP, thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Để nâng cao chất lượng các sản phẩm từ nông nghiệp, thuận tiện cho việc tiêu thụ các sản phẩm, tỉnh Sơn La đã có nhiều cơ chế chính sách, hỗ trợ các Công ty, doanh nghiệp, HTX, cả nhân…. Như hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, quảng bá sản phẩm. Qua các chương trình hỗ trợ của tỉnh, nhiều sản phẩm đã được nâng cao về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Sơn La: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp - Ảnh 2.

Sơn La một trong những tỉnh phát triển mạnh về lĩnh vực nông nghiệp, với hàng trăm các sản phẩm. Ảnh: Văn Ngọc

Đầu tháng 1 năm 2023, HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vừa xuất khẩu 2 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Pháp. Để đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu sang thị trường kho tính như Pháp, HTX Ngọc Hoàng đã tập chung nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện quy trình sản xuất khắt khe.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng cho biết:  HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng được thành lập năm 2016, với 10 thành viên liên kết trồng cây ăn quả và 5,5 ha thanh long ruột đỏ. Đến nay, HTX đã phát triển lên 200 thành viên và có 1.500 ha điện tích cây ăn quả các loại. Trong đó có hơn 200 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung ở huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu và Mộc Châu với sản lượng thanh long 3.000 tấn. 

Sơn La: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp - Ảnh 3.

Các thành viên HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La canh tác thanh long theo hướng an toàn. Ảnh: Văn Ngọc

Mới đầu đi vào sản xuất, sản lượng đã đạt được ở mức cao, tuy nhiên khâu tiêu thụ sản phẩm của HTX gặp không ít khó khăn, do chất lượng của sản phẩm chưa được tiêu thụ đón nhấn. Để giải quyết vấn đề trên, các thành viên HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và cấp mã số, đồng thời phải kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy xuất được nguồn gốc,…Thanh long tươi từ Việt Nam trước khi vận chuyển phải được xử lý bằng phương pháp nhiệt hơi trong 40 phút, nhiệt độ 46,5 độ C, độ ấm 90% trở lên. Cách làm của HTX đã được thị trường đón nhận.

"Từ những năm 2020, HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng đã bắt đầu xuất khẩu quả thanh long ruột đỏ sang thị trường Liên bang Nga. Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, đầu năm mới 2023, HTX tiếp tục có những chuyến thanh long ruột đỏ đầu tiên "bay" sang thị trường Pháp. Các sản phẩm được xuất khẩu có mã số vùng trồng, được kiểm dịch thực vật, có mẫu mã đẹp, đồng đều, trọng lượng từ 350 gram/quả trở lên, với giá bán 35.000 đồng/kg" bà Dung nói.

Sơn La: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp - Ảnh 4.

Sản phẩm thanh long HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được thị trường đón nhận. Ảnh: Văn Ngọc

Còn tại huyện Yên Châu (Sơn La) một trong những địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Huyện Yên Châu đã xây dựng phương án xuất khẩu, tiêu thụ phù hợp; chủ động phối hợp với các ngành chức năng quản lý chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo quản, sơ chế, chế biến; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX quảng bá, gửi mẫu sản phẩm chào hàng; tham gia các sự kiện, tuần hàng trưng bày, giới thiệu nông sản an toàn ở trong và ngoài tỉnh; liên kết với các đơn vị thu gom có đủ năng lực để phục vụ việc tiêu thụ, xuất khẩu.

Sơn La: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp - Ảnh 5.

Người dân huyện Yên Châu (Sơn La) thu hoạch nhãn phục vụ cho thị trường Hà Nội. Ảnh: Văn Ngọc

Ông Cao Xuân Dũng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Châu (Sơn La) cho biết: Hiện trên địa bàn huyện Yên Châu có gần 11.000 ha cây ăn quả các loại. Huyện Yên Châu đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, UBND các xã hướng dẫn nhân dân trồng mới cây ăn quả được 104 ha chủ yếu là xoài, nhãn, mận, chanh leo, duy trì 662 ha diện tích cây ăn quả đã được cấp chứng nhận VietGAP và 46 mã số vùng trồng cho 985 ha diện tích cây ăn quả các loại.

Song song với kế hoạch kết nối, tổ chức xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, huyện Yên Châu cũng tích cực, chủ động kết nối với các doanh nghiệp trong cả nước để tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các hợp tác xã có điều kiện gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu và ký kết các hợp đồng tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hóa nông sản của huyện Yên Châu.

Sơn La: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp - Ảnh 6.

Yên Châu (Sơn La) đưa sản phẩm nhãn về Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Ảnh: Văn Ngọc

Nhiều giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Tỉnh Sơn La hiện có hơn 82 nghìn ha cây ăn quả và cây sơn tra, sản lượng ước đạt 448 nghìn tấn quả tươi/năm. Tuy nhiên, đến nay Sơn La mới được cấp 220 mã số vùng trồng với diện tích trên 4.800 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu và 33 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Do vậy, nhiều sản phẩm nông sản của Sơn La đã và đang gặp nhiều khó khăn khi tìm đường xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Bà Phạm Thị Doan, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La thông tin: Năm 2022, một trong những hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại chính đã được Sở Công Thương và các sở ngành tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện như: Tổ chức Hội nghị định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La; Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu xoài và sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La năm 2022 với quy mô trên 500 đại biểu với 28 điểm cầu trong nước và 17 điểm cầu tại 07 quốc gia trên thế giới; Bên cạnh đó tiếp tục tổ chức các tuần hàng nông sản an toàn tại các tỉnh, thành phố, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội nghị kết nối giao thương, sự kiện xúc tiến thương mại lớn trong nước, tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước như Shopee, Postmart, Sendo, Voso,... và thế giới như: Alibaba.com, EC21.com, Agrimp.com.

Sơn La: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp - Ảnh 7.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Văn Ngọc

Xây dựng trang thông tin điện tử doanh nghiệp, HTX, các sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La và các Video, hình ảnh, bài viết giới thiệu các sản phẩm nông sản của Sơn La (sử dụng 3 ngôn ngữ: Việt, Trung, Anh) để quảng bá, giới thiệu trên các trang thông tin, nền tảng số tại thị trường các nước Trung Quốc, Úc, Anh, Đức,... tiếp tục phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2023 và trong đó tập

Cũng theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La, năm 2023, trên cơ sở phát huy các kết quả đã đạt được, Sở Công Thương trung chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản với những nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục thực hiện công tác cung cấp thông tin, dự báo và phân tích thị trường tiêu thụ, xuất khẩu để kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp, HTX nhằm định hướng sản xuất, kinh doanh của đơn vị và năm được các quy định, tiêu chuẩn sản phẩm khi tiêu thụ và xuất khẩu sang thị trường các nước.

Sơn La: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp - Ảnh 8.

Sơn La Khai trương sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ nông sản tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Tuyên truyền, quảng bá trên các cơ quan thông tấn (báo, đài,...) địa phương và trung ương, thông qua các hội nghị xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, các tuần hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm. Duy trì các điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản an toàn,...

Tập trung kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước: Phối hợp với các các tỉnh, thành phố có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An... để kết nối đưa các sản phẩm nông sản vào tiêu thụ tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà hàng, các hãng bay.

Sơn La: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp - Ảnh 9.

Sản phẩm trái cây của Sơn La đa dạng, phong phú, như: Xoài, nhãn, mận, chuối, chanh leo, dâu tây, na, bơ, bưởi, hồng giòn,… Hiện có 241 mã số vùng trồng với diện tích 3.865,45 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Văn Ngọc

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử: Tổ chức tập huấn, đào tạo về thương mại điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các sản thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước. Tổ chức các chương trình trực tuyến (livestream)...; triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh,

Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu: Chủ động làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao... đề nghị hỗ trợ tỉnh Sơn La mở rộng thị trưởng xuất khẩu sang các nước EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam; hỗ trợ tỉnh Sơn La tìm kiếm các thị trưởng tiêu thụ mới và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.

 
Nguồn: http://trangtraiviet.vn/son-la-mo-rong-thi-truong-cho-san-pham-nong-nghiep-20230201131254848.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin