|
  • :
  • :

Trồng mận hậu hữu cơ trên cao nguyên, nông dân thu lái 700 triệu đồng/năm

Mạnh dạn chuyển đổi phương pháp canh tác truyền thống sang trồng mận hậu theo hướng hữu cơ, một nông dân ở huyện Mộc Châu (Sơn La) có thu nhập hàng tỷ đồng/năm, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Clip: Phát triển kinh tế từ mô hình mận hữu cơ

Lấy mận hậu làm cây xoá nghèo

Nhắc tới cây mận hậu ở Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu. Từ lâu, cây mận hậu đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Đến nay, nhiều nông dân đã xây dựng mô hình mận theo hướng Vietgap, hữu cơ.

Nhận thấy gia đình có lợi thế về đất đồi, anh Nguyễn Đình Thuận - Tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La đã quyết định chuyển sang đầu tư sản xuất nông nghiệp, với mô hình trồng mận hữu cơ, môi năm cho thu nhập nửa tỷ đồng.

Trồng mận hậu hữu cơ trên cao nguyên, nông dân thu lái 700 triệu đồng/năm - Ảnh 2.

Mô hình trồng mận hậu hữu cơ của gia đình anh Nguyễn Đình Thuận - Tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La mỗi năm cho chu 700 triệu đồng. Ảnh: Văn Ngọc

Anh Thuận cho biết, sau khi tiếp quản trang trại, nương vườn của bố mẹ, anh đã vay thêm vốn từ người thân, Ngân hàng Chính sách xã hội và một số nguồn vốn khác để mua thêm đất, mở rộng diện tích vườn để trồng cây mận hậu. Vốn là cử nhân công nghệ thông tin, lúc đầu mới  bắt tay vào sản xuất nông nghiệp, anh gặp không ít khó khăn.

"Khó khăn thì rất nhiều khó khăn. Đầu tiên thì trên nương Mu Náu này thì không có nước, nên tôi phải xây rất nhiều bể để đến mùa mưa chứa vào dùng cho mùa khô, khu này không có mó nước. Thứ hai là đường, ngày xưa ở đây cũng không có đường xe máy, cũng không có đường ô tô, nên toàn phải dùng bằng ngựa. Cả nương này ngày xưa toàn trồng cỏ, ngô để nuôi ngựa. Sau khi có đường xe máy tôi mới phá cỏ đi trồng cây mận này", anh Thuận nói

Trồng mận hậu hữu cơ trên cao nguyên, nông dân thu lái 700 triệu đồng/năm - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Đình Thuận - Tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La bón phân hữu cơ cho vườn mận hậu của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Áp dụng khoa học để mận hậu đẻ trứng vàng

Khó khăn về nguồn nước, giao thông của Mu Náu đã không khiến anh Thuận nản chí, năm 2013 sau khi tiếp nhận vườn mận từ bố mẹ, anh đã xây các bể chứa nước và kéo đường ống nước dài gần 3 cây số để về tưới cho 700 cây mận đã 20 tuổi của gia đình.

"Tôi đã phục hồi lại những cây đấy theo quy trình cắt tỉa, bón phân theo quy trình Organic, hữu cơ. Cứ một tháng bón một lần, một lần bón phân hữu cơ, thì lại một lần bón phân vô cơ, cuối năm cho cắt tỉa, phun vôi, phun sun phát đồng cho khỏi rêu, sau cắt tỉa lại cho phân" anh Thuần nói

Đất không phụ công người, đến nay, sau gần 10 năm nỗ lực cải tạo đất, anh Thuận hiện đã có 5ha mận, trong đó 2,5ha đang cho thu hoạch. Theo anh Thuận, nếu chăm sóc tốt, đúng quy trình và thời tiết thuận lợi, không bị mưa đá, sương muối, sâu bệnh, mỗi năm sẽ cho thu hoạch từ 45 tấn đến 60 tấn quả, thậm chí có thể đạt 100 tấn nếu thu hoạch triệt để; với giá bán dao động từ 15.000 đồng đến 50.000 đồng/1kg, mỗi năm sẽ mang lại thu nhập cho gia đình anh hàng tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi đến 700 triệu đồng.

Trồng mận hậu hữu cơ trên cao nguyên, nông dân thu lái 700 triệu đồng/năm - Ảnh 4.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, nên sản lượng và chất lượng mận hậu của gia đình anh Thuần tăng cao. Ảnh: Văn Ngọc

Ông Phạm Hoàng Thiện, Chủ tịch Hội Nông dân TT Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La cho biết: Anh Thuận là Hội viên Nông dân rất là tích cực tham gia các phong trào Hội cũng như mạnh dạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một gương hội viên trẻ, nhiệt huyết, giám nghĩ, giám làm. Với mô hình trồng mận theo hướng hữu cơ của anh Thuận đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đây là một trong những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế của Hội Nông dân thị trấn Mộc Châu.

Trồng mận hậu hữu cơ trên cao nguyên, nông dân thu lái 700 triệu đồng/năm - Ảnh 5.

Sản phẩm sạch luôn là xu hướng được người tiêu dùng lựa chọn để đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Ảnh: Văn Ngọc

Để đảm bảo công việc trồng, chăm sóc, thu hoạch mận, anh Thuận thuê từ 20 đến 30 lao động thời vụ và từ 5 đến 7 lao động thường xuyên với mức thu nhập trung bình 5,4 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra, tại nơi sản xuất của gia đình anh cũng chăm lo chỗ ăn, ngủ cho lao động.

Anh Hà Công Thoá, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình chia sẻ: Tôi cũng đã làm chỗ anh Thuận cũng được 10 năm nay rồi, anh, chị nói chung cũng sống rất tốt. Ở quê thì thu nhập chính do cây ngô, cây lạc, mùa lạc xong thì tôi bắt đầu làm cho anh, chị trên này, một năm khoảng 8-9 tháng ở đây.

Trồng mận hậu hữu cơ trên cao nguyên, nông dân thu lái 700 triệu đồng/năm - Ảnh 6.

Sản phẩm sạch luôn là xu hướng được người tiêu dùng lựa chọn để đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Ảnh: Văn Ngọc

Có thể nhận thấy, hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp sản xuất hữu cơ đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Du dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất kinh doanh ở nước ta. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm hữu cơ vẫn đang được người tiêu dùng lựa chọn. Do vậy việc phát triển mô hình sản xuất mận của gia đình anh Nguyễn Đình Thuận không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn tạo ra nông sản an toàn, góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường

 
Nguồn: http://trangtraiviet.vn/trong-man-hau-huu-co-tren-cao-nguyen-nong-dan-thu-lai-700-trieu-dong-nam-2022060313202364.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin