Hòa Bình: "Mùa vàng" nơi vùng cao Đà Bắc

Bà con người dân tộc Tày, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) hiện đang tất bật vào vụ thu hoạch lúa nếp nương – một trong những sản vật đặc trưng của vùng đất này.

Những ngày cuối tháng 11, phóng viên Báo Công Thương vượt con đường rừng khúc khuỷu, nhỏ hẹp dài hơn 70km từ TP. Hòa Bình đến xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Nơi đây, đồng bào dân tộc Tày đang tất bật vào vụ thu hoạch lúa nếp nương.

Dưới đây là những hình ảnh thu hoạch lúa nếp nương của đồng bào huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình:

Hòa Bình:
Đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Hòa Bình đang tất bật vào vụ thu hoạch lúa nếp nương
Hòa Bình:
Những ruộng bậc thang trải dài ngút ngàn, rực rỡ sắc vàng óng của bông lúa nếp nương, người người tấp nập gặt lúa bỏ trên những chiếc gùi đeo lưng, nhấp nhô trên từng khoảnh ruộng
Hòa Bình:
Lúa nếp nương từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Đà Bắc. Từ những sản vật này, người Tày có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, điểm tô thêm kho tàng ẩm thực phong phú của dân tộc mình
Hòa Bình:
Với phương thức canh tác kết hợp giữa trên cạn, dưới nước, lúa nếp nương có màu vàng hạt dài, óng ánh...
Hòa Bình:
Từ cây lúa nếp nương, người Tày ở huyện Đà Bắc chế biến ra món ăn ngon như cốm và xôi nếp nương là những món đặc trưng làm nên nét văn hóa của người Tày
Hòa Bình:
Chị Nông Thị Vui (30 tuổi, xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc) chia sẻ: “Nếu như lúa nước mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ thì lúa nương mỗi năm chỉ thu hoạch 1 vụ"
Hòa Bình:
Chị Vui cho biết, thời điểm cấy lúa nếp nương và thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch; thời gian thu hoạch kéo dài gấp 2 – 3 lần lúa nước, vất vả hơn bởi vì nếp nương nằm ở trên những đồi núi cao có độ dốc lớn, cách xa khu dân cư
Hòa Bình:
Việc thu hoạch lúa nếp nương cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỳ công của những người phụ nữ dân tộc Tày. Theo đó, nếu lúa nước bà con dùng liềm khua theo chiều cong của liềm mỗi lần khua từ 15 đến 20 bông, nhưng lúa nương bà con phải dùng thép (vật dụng dùng để cắt lúa nếp của người Tày) hái ngắt từng bông
Hòa Bình:
Sau khi thu hoạch về, nếp nương được bà con bó thành từng bó nhỏ hoặc đem tuốt phơi tại gia đình...
Hòa Bình:
Những bó lúa nhỏ sau khi phơi khô được bà con treo trên gác bếp với mục đích giữ được lâu dài sang vụ khác
Hòa Bình:
Bà Nông Thị Cấu (65 tuổi, xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc) cho biết, gạo nếp bình thường vốn hạt tròn, mập, còn nếp nương thì có 3 loại là vàng hạt dài, vàng đen hạt tròn có lông và vàng hạt nhỏ
Hòa Bình:
Theo bà Cấu, mỗi loại đều có mùi thơm và độ dẻo khác nhau, sản phẩm nếp nương dùng để chế biến nhiều món ẩm thực như: Nấu cơm; gói bánh chưng, bánh dày vào các dịp lễ, Tết, đám cưới và nấu rượu
Hòa Bình:
Không những vậy, rơm nếp nương đem đốt thành tro lọc lấy nước để gói bánh gio ăn rất ngon, dẻo và thơm

Cách đập lúa theo phương pháp thủ công truyền thống vẫn được phần lớn người dân thực hiện. Vừa qua, Nhà nước có chương trình hỗ trợ thông qua Dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135 hoặc do gia đình tự mua sắm máy tuốt lúa và việc tuốt lúa đã nhanh gấp 3 lần, người nông dân cũng nhàn hơn rất nhiều...

 
Tác giả: Dần Thanh
Nguồn: https://congthuong.vn/hoa-binh-mua-vang-noi-vung-cao-da-bac-288479.html
Tin liên quan